Top 5 Tuần Này

CÙNG CHUYÊN MỤC

Top 5 trận cầu bạo lực đẫm máu nhất trong lịch sử World Cup

Không phải lúc nào sự quyết liệt cũng ở trong khuôn khổ như kỳ vọng của môn thể thao vua.

Đó chính là lý do trong lịch sử World Cup có không ít những trận cầu bạo lực.

Chúng là “vết nhơ” đáng xấu hổ mà không ai muốn chúng tiếp diễn.

Sau đây là top 5 trận cầu bạo lực World Cup trong lịch sử của giải đấu này.

Mục lục [show]

  • Vết nhơ Chile và Ý ở World Cup 1962
  • Liên Xô và Nam Tư với trận cầu bạo lực World Cup 1962
  • Tây Đức và Pháp – Bán kết World Cup 1982
  • Brazil và Mỹ – Trận cầu bạo lực World Cup 1994
  • Bồ Đào Nha và Hà Lan – Trận cầu bạo lực World Cup 2006
  • Brazil và Colombia – Trận cầu bạo lực World Cup 2014
  • Kết luận

Vết nhơ Chile và Ý ở World Cup 1962

Kể từ giai đoạn giữa thế kỷ 20, World Cup thời điểm đó không thiếu đi những trận cầu máu lửa quá mức cần thiết.

Đôi khi người ta dùng từ “bạo lực sân cỏ” để mô tả những diễn biến xuất hiện trên sân thời điểm bấy giờ.

Trận cầu giữa Italia và Chile vào kỳ World Cup năm 1962 được một tả là “Trận chiến Santiago”, một trận đấu bạo lực đúng nghĩa đen.

Chile thời điểm đó là nước chủ nhà, căng thẳng nổ ra khi những nhà báo nước Ý tỏ ra kém thân thiện.

Cụ thể thì 2 nhà báo Ghirelli và Pizzelli có những bài viết bêu xấu tình hình sân bãi của Chile, những ngôn từ khi ấy được cho là có phần thù được và sự thượng đẳng.

Trong đó có câu thế này “Sự tán thành cho Chile đăng cai World Cup cũng y như cái cách mà Mussolini cử đội không quân của mình đánh bom Luân Đôn”.

Sau đó thì sân cỏ tràn ngập những hành vi phi thể thao.

Trọng tài khi ấy là Ken Aston đuổi ngay Giorgio Ferrini ở phút thứ 8 của trận đấu sau tình huống phạm lỗi với Landa.

Nhưng khi mà Chile liên tục chơi xấu, cụ thể là Leonel Sanchez liên tục cùi chỏ thì lại không bị nói năng gì.

Chile thắng 2-0 chung cuộc nhưng những điều được bàn tán sau đó lại không phải kết quả màn thư hùng.

Liên Xô và Nam Tư với trận cầu bạo lực World Cup 1962

Cũng tại kỳ World Cup dính nhiều phốt năm 1962, trận cầu bạo lực tại World Cup giữa Liên Xô và Nam Tư cũng đã để lại rất nhiều chỉ trích từ giới mộ điệu.

Tất nhiên, nhân vật tâm điểm thì vẫn là vị vua áo đen cùng những hồi còi “ngáo ngơ” của mình xuyên suốt 90’ bóng lăn.

Phải cho tới năm 1970 thì Ken Aston mới phát minh ra được những tấm thẻ phạt, bóng đá trước đó luôn có một sự thô bạo “biểu tượng”.

Trong trận đấu đó, Muhamed Mujic là tâm điểm khi có một pha phạm lỗi thừa quyết liệt với Dubinski phía bên kia chiến tuyến.

Tác động này khiến cầu thủ Liên Xô gãy chân và phải rời sân bằng cáng.

Sự rõ như ban ngày của pha phạm lỗi được khán giả chứng kiến la ó, nhưng vị trọng tài thì vờ như không có chuyện gì xảy.

Sau đó thì biến cố xuất hiện với Dubinski khi ông dính ung thư mô và qua đời ở tuổi 34.

Tây Đức và Pháp – Bán kết World Cup 1982

Đây là một trận cầu World Cup rực lửa trên sân vận động Ramon Sanchez Pizjuan – cũng chính là thánh địa của Sevilla.

Kết quả chung cuộc thì Tây Đức giành chiến thắng 5-4 trên chấm phạt đền sau khi cả 2 đội cầm hòa nhau 3-3 trong thời gian thi đấu chính thức.

Đây nhìn chung là một trận đấu có sự cống hiến và máu lửa tới từ 2 đại diện khi ấy được đánh giá là ứng viên vô địch hàng đầu.

Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như Patrick Battiston không bị chơi xấu bởi thủ thành Tây Đức.

Trong một tình huống bóng mười mười của tuyển Pháp, Battiston đá bóng qua người thủ thành Schumacher.

Người gác đền Tây Đức đã ngay lập tức lao thẳng về phía đối phương nhằm cứu vãn bàn thua.

Nỗ lực của anh khiến Battiston bị bất tỉnh tại chỗ, mất 2 cái răng, 3 xương sườn bị gãy, bị chấn thương đốt sống.

Nhưng trọng tài thì còn chẳng cho đó là lỗi. Vấn đề là Pháp đã phải thay Battiston ngay lập tức, dù cầu thủ này mới vào sân được 10 phút.

Kết quả trận cầu bạo lực World Cup này bị ảnh hưởng rất nhiều bởi quyết định méo mó này từ vị vua áo đen.

Tham khảo thêm: Top 6 kỷ lục World Cup mọi thời đại

Brazil và Mỹ – Trận cầu bạo lực World Cup 1994

Trong kỳ World Cup đầu tiên diễn ra tại xứ sở Cờ Hoa, có cường quốc bóng bầu dục này cũng khá sốc về tính quyết liệt của bộ môn có tên là “soccer”.

Tại Tứ Kết của giải đấu, tuyển Mỹ đương đầu với một đối thủ rất mạnh là Brazil. Vốn dĩ chẳng Mỹ cũng chẳng được đánh giá cao về khả năng đi tiếp trước giờ bóng lăn.

Ngay từ giai đoạn nhập cuộc, trận đấu đã diễn ra vô cùng căng thẳng với hàng loạt những tấm thẻ được trọng tài rút ra.

Đáng kể nhất phải là chiếc thẻ đỏ là Leonardo Araujo phải nhận sau một tình huống phạm lỗi tai hại.

Hậu vệ của Selecao đã giật cùi chỏ vào đầu Tab Ramos phía bên kia, khiến tiền vệ này phải nằm viện suốt 3 tháng sau đó.

Sau đó thì phút thứ 85, Clavijo cũng phải rời sân đi tắm sớm với tấm thẻ vàng thứ 2 của mình.

Bồ Đào Nha và Hà Lan – Trận cầu bạo lực World Cup 2006

Đây là trận cầu bạo lực World Cup có số thẻ phạt kỷ lục tại ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh.

Màn so tài giữa Bồ Đào Nha và Hà Lan thời điểm ấy được mệnh danh là “Trận chiến Nuremberg” với hàng loạt những drama diễn ra xuyên suốt 90’.

Thời điểm ấy thì trọng tài người Nga Valentin Ivanov đã phải rút ra tận 4 tấm thẻ đỏ và 16 tấm thẻ vàng.

Pha lập công duy nhất của Maniche giúp người Bồ đi tiếp tới vòng tiếp theo, nhưng đó lại không phải điểm nhấn của màn so tài này.

Cả 2 đại diện này không chút khoan nhượng ngay khi hồi còi khai màn cất lên. Ngay phút thứ 2, Mark van Bommel đã bị rút thẻ vì phạm lỗi thô bạo.

Chính Ronaldo cũng là nạn nhân của buổi tối hôm đó với pha vào bóng ác liệt của Boulahrouz.

Sau đó thì những pha va chạm diễn ra càng ngày càng quyết liệt hơn.

Cũng phải nói thêm rằng vị trọng tài Ivanov ngày hôm đó đã không làm tốt nhiệm vụ.

Ông biến trận đấu đáng ra phải hấp dẫn, thành trận đấu bạo lực tại World Cup không hơn.

Brazil và Colombia – Trận cầu bạo lực World Cup 2014

Trong kỳ World Cup diễn ra trên sân nhà, Selecao đặt quyết tâm cao độ để giành lấy danh hiệu cho những CĐV của mình.

Quyết tâm ở đây là bằng mọi giá, một kiểu chơi thực dụng và thô bạo dưới thời Scolari.

Phải chơi trong sự ức chế tột độ, xứ sở hoa hậu cũng chẳng phải tay vừa với những tình huống đáp trả.

Căng thẳng nhấp phải kể đến tình huống phạm lỗi của Zuniga trước Neymar.

Cầu thủ này sử dụng vô thuật luôn trước sự lắt léo của N10, khiến trụ cột của Selecao bị chuyển vào viện với chấn thương đốt sống lưng.

World Cup kết thúc với thiên tài khi ấy 22 tuổi và cũng mang luôn đi giấc mộng thống trị của Selecao từ một trận cầu bạo lực.

Tham khảo thêm: Ưu và nhược điểm khi thay đổi chu kỳ World Cup 2 năm/lần

Kết luận

Bóng đá đã trải qua một quãng thời gian phát triển lâu dài, những trận cầu bạo lực World Cup theo đó mà cũng ít dần đi theo năm tháng.

Sự kịch tính và máu lửa trên sân cỏ luôn là một yếu tố hấp dẫn khán giả.

Nhưng bạo lực và cuồng nhiệt chưa bao giờ nên là khái niệm song hành ở môn thể thao vua.

Tham khảo thêm thông tin liên quan World Cup tại !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Popular Articles