Bán độ World Cup là một trong số những góc khuất tăm tối nhất của giải đấu bộ môn thể thao vua.
Chúng khiến cho hình ảnh bóng đá trở nên méo mó, xấu xí.
Những tưởng rằng bán độ chỉ xuất hiện trong những giải “ao làng” nhưng thực tế thì giải đấu quy mô tầm cỡ như World Cup cũng không hề thiếu.
Một số lùm xùm bán độ tại World Cup từng gây tranh cãi trong quá khứ có thể kể đến dưới đây!
Mục lục [show]
- Nghi án Brazil cố ý bán độ World Cup 1998
- “Bảy quả táo thối” và bê bối bán độ World Cup 2014 tuyển Cameroon
- Vụ bê bối giữa Tây Đức và Áo – Nghi án bán độ World Cup 1982
- Nước chủ nhà Hàn Quốc được đối xử “đặc biệt” World Cup 2002
- ĐT Nigeria và nghi vấn bán độ World Cup 2010
- Kết luận
Nghi án Brazil cố ý bán độ World Cup 1998
Trận chung kết World Cup 1988 giữa Brazil và đội chủ nhà Pháp là một trong những trận đấu bí ẩn và gây tranh cãi nhất.
Bởi vì trong trận đấu này, cầu thủ chủ lực của tuyển Brazil – Ronaldo “béo” thi đấu một cách rất kỳ cục.
Ro “béo” là một trong những cầu thủ huyền thoại của làng túc cầu thế giới.
Anh chàng là nỗi khiếp đảm của biết bao cầu thủ bóng đá đương thời bởi vì năng lực tuyệt vời của mình.
Nhờ có Ro “béo”, tuyển Brazil đã đi một mạch đến trận chung kết World Cup 1988 mà không gặp bất kỳ khó khăn gì.
Song đến trận chung kết thì Ro “béo” lại kỳ lạ một cách khó hiểu.
Anh chàng lên cơn động kinh, sùi cả bọt mép chỉ trước vài giờ trận đấu diễn ra.
Sau đó, Ronaldo “béo” chơi bóng một cách vô hồn.
Anh trở nên mờ nhạt hết sức và có những khoảnh khắc đi bộ ngay trên sân thi đấu.
Đối với một cầu thủ được mệnh danh là “người ngoài hành tinh” thì đây là câu chuyện khá bí ẩn.
Nhiều người cho rằng anh chàng bán độ, bị “mua” để giả vờ động kinh đánh lạc hướng dư luận trước trận đấu chính thức.
Nhiều người cũng chỉ ra rằng không chỉ Ro “béo” mà nhiều cầu thủ Brazil khác cũng nhận tiền để thua cuộc.
Kết quả là Brazil đã thua cuộc trước đội tuyển chủ nhà Pháp.
Đây là nỗi thất vọng lớn của fan hâm mộ Brazil.
Tham khảo thêm: Những quả bóng World Cup qua các năm có gì đặc biệt?
“Bảy quả táo thối” và bê bối bán độ World Cup 2014 tuyển Cameroon
Vụ việc hot nhất World Cup 2014 có lẽ chính là sự thua cuộc từ vòng bảng của tuyển Cameroon và nghi án bán độ do chính chức trách nước này tố cáo.
Cameroon là thi đấu sa sút và thua cuộc ở cả 3 trận đấu trong vòng bảng.
Tiêu biểu là trận thua “đậm” trước Croatia với tỷ số 0 – 4.
Đây là điều cực kỳ bất ngờ vì Cameroon không phải là đội tuyển thua kém so với Croatia.
Kết quả là tuyển nước này phải “về nhà” từ rất sớm. Mất suất vòng loại 16 đội trực tiếp của World Cup.
Ngay sau đó, đại diện của LĐBĐ Cameroon đã ra thông cáo báo chí là họ đang điều tra về nghi vấn có 7 cầu thủ bán độ tại 3 trận thi đấu ở vòng bảng World Cup.
Họ gọi 7 cầu thủ này là 7 quả táo thối – Những đối tượng gây tác động tiêu cực đến nền bóng đá Cameroon.
Một trong những dấu hiệu cho thấy việc bán độ là hoàn toàn có thể xảy ra chính là kết quả đã được “tuồn” ra trước.
Một tay cá độ có tiếng đã dự đoán được tỷ số 4 – 0 dành cho trận đấu của tuyển Croatia và Cameroon.
Chưa kể đến tên này cũng dự đoán được chính xác sẽ có một cầu thủ Cameroon phải rời sân vì thẻ đỏ.
Mọi thứ trùng hợp đến mức khó tin nổi.
Thậm chí, có hai cầu thủ của Cameroon còn định lao vào đánh nhau ngay trên sân thi đấu.
Vụ việc bê bối này đã gây rúng động cả làng thể thao thế giới một thời gian rất dài.
Vụ bê bối giữa Tây Đức và Áo – Nghi án bán độ World Cup 1982
Một vụ bê bối bán độ đáng xấu hổ nhất trong lịch sử World Cup chính là trận đấu giữa Tây Đức và Áo tại World Cup 1982.
Kết quả của vụ dàn xếp này chính là cả Tây Đức và Áo đều được vào vòng trong.
Hai đội bóng đã bắt tay nhau đẩy tuyển bóng đá Nigeria bị loại khỏi World Cup.
Cụ thể, bối cảnh diễn ra vụ bán độ này chính là tình huống Tây Đức cần thắng 1 bàn nữa để có thể vào vòng trong.
Còn Áo chỉ cần không thua quá 2 bàn thì sẽ vào vòng trong.
Vì thế nên hai đội đã phối hợp với nhau nhằm giúp cả hai an toàn vào vòng trong.
Với thỏa thuận này, trận đấu giữa Tây Đức và Áo diễn ra rất thong thả.
Hai bên đội bóng thi đấu rất nhẹ nhàng, không có gì kịch tính.
Điều đáng nói nữa là cầu thủ hai bên liên tục chuyền cho nhau, khiến cho cổ động viên gần như phát điên.
Một vụ bán độ trắng trợn, có phần “độc ác” như vậy nhưng không có một án phạt nào dành cho cả hai đội.
Còn Nigeria thì phải rời khỏi World Cup trong tức tưởi.
Bởi vì lúc bấy giờ, FIFA chưa có luật nào trừng phạt cho các vụ bán độ xảy ra.
Song sau câu chuyện ấy thì chính tuyển Tây Đức hay Áo cũng bị chỉ trích kịch liệt.
Và chắc hẳn rằng họ khó có thể thoát khỏi “tòa án lương tâm”.
Đây cũng là một bài học cho FIFA trong việc sắp xếp trận đấu.
Về sau, FIFA đã ra quy định các trận đấu cuối của vòng bảng phải được diễn ra cùng một lúc.
Tham khảo thêm: Top 5 pha phản lưới nhà World Cup đau thương nhất lịch sử
Nước chủ nhà Hàn Quốc được đối xử “đặc biệt” World Cup 2002
Thêm một vụ bán độ gây xôn xao dư luận nhưng lại ở vị trí của trọng tài.
Suốt quá trình tuyển chủ nhà Hàn Quốc tham dự các trận đấu, trọng tài đã có những pha thiên vị cho đội tuyển nước này.
Kết quả là Hàn Quốc lần đầu tiên lọt vào vòng bán kết World Cup 2002.
Đây được xem là kỳ tích đối với tuyển Hàn Quốc nói riêng và các đội tuyển khu vực Châu Á nói chung.
Bởi vì từ trước đến nay, World Cup vẫn được biết đến là sân chơi của các đội tuyển châu Âu và Nam Mỹ.
Điều này khiến các đội tuyển khác cũng như cổ động viên bóng đá trên toàn cầu nghi ngờ về việc liệu có hay không Hàn Quốc “mua chuộc” trọng tài. Còn trọng tài thì bán độ vì tiền.
Điều này dễ thấy nhất ở trận đấu giữa Hàn Quốc và Italia. Trong khi Italia được biết đến là đội tuyển bóng đá cực đáng gờm, ứng cử viên cho chức vô địch.
Thì Hàn Quốc chỉ là một đội tuyển “mới nổi” với kinh nghiệm lẫn năng lực còn có phần non kém hơn.
Thế nhưng Hàn Quốc lại tiễn Italia về nước và vào vòng trong.
Điều đáng nói ở đây là trong trận đấu, tuyển Italia đã bị trọng tài từ chối 2 bàn thắng hợp lệ.
Không những thế, trọng tài còn “tặng không” cho tuyển Hàn Quốc 1 cú phạt đền đáng giá để giúp tuyển Hàn Quốc chiến thắng.
Trước đó, trọng tài cũng phạt thẻ đỏ và tước bàn thắng của Bồ Đào Nha một cách vô lý.
Điều này cũng lặp lại với tuyển Tây Ban Nha.
Cứ thế, dù cho có thể vào vòng bán kết World Cup 2002 thì tuyển Hàn Quốc vẫn bị gọi là “nỗi ô nhục của bóng đá Châu Á”.
Còn trọng tài bắt chính cho các trận đấu trên thì bị chỉ trích và sự nghiệp coi như lụi tàn từ đấy.
ĐT Nigeria và nghi vấn bán độ World Cup 2010
Trong lịch sử các kỳ World Cup, đội tuyển Nigeria cũng đã có những màn trình diễn đáng thất vọng tại World Cup 2010.
Trong giải đấu này, “siêu đại bàng xanh” đã để thua liên tiếp ở nhiều trận đấu.
Cụ thể, Nigeria thua Argentina với tỷ số 0 – 1.
Tiếp đó, tuyển nước này thua Hy Lạp với tỷ số 1 – 2.
Trong khi đó, Hy Lạp lại là đội tuyển yếu hơn hẳn.
Mãi đến trận đấu với Hàn Quốc, tuyển Nigeria mới hoà với tỷ số 2 – 2.
Kết quả là bị loại ngay từ vòng bảng và “ra về” trong sự hụt hẫng của fan hâm mộ.
Thậm chí, tổng thống của Nigeria đã yêu cầu đội tuyển không được tham dự giải đấu quốc tế nào trong 2 năm tiếp theo để tự kiểm điểm.
Điều này đủ để thấy được phong độ tồi tệ của tuyển nước này trong giải đấu World Cup 2010.
Sau đó, có một thông tin cực sốc là đội tuyển Nigeria đã bán độ tại World Cup 2010.
Một nhà báo người Đức và một thành viên của UEFA đã tiết lộ một số cầu thủ thuộc tuyển quốc gia Nigeria đã nhận bán độ.
Cho đến nay điều này vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ.
Song đây vẫn được coi là một “vết nhơ” khó gột rửa của đội tuyển bóng đá quốc gia Nigeria.
Kết luận
Như vậy, trên đây là một số những vụ lùm xùm bán độ World Cup nổi tiếng nhất trong lịch sử bóng đá.
Đây có thể coi là những “vết nhơ” khó có thể gột rửa, là nỗi xấu hổ của nền bóng đá nhân loại.
Bởi vì bán độ ảnh hưởng tiêu cực đến giải đấu, khiến giải đấu trở nên méo mó, xấu xí và mất đi sự công bằng.
Đó chính là lý do hiện nay, FIFA ra những quyết định xử phạt khắt khe đối với các cầu thủ bán độ bóng đá.
Mục đích của điều này là giữ sự trong sạch của nền bóng đá.
Hy vọng thông tin trên đây giúp bạn biết về những bê bối bán độ và tác hại của chúng trong quá khứ.
Theo dõi thêm các thông tin về World Cup tại vebongđaonline.vn nhé!